Ngày nay, bệnh vô sinh ở các cặp vợ chồng chiếm tỉ lệ khá cao, đây cũng là lỗi no của nhiều gia đình. Dưới đây là một số kỹ thuật xét nghiệm cần làm khi nghi ngờ vô sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- 1 lần Xét nghiệm Y học phát hiện tất cả bệnh ung thư?
- Phòng bệnh tan máu bẩm sinh – Làm Xét nghiệm tiền hôn nhân?
8 Kỹ thuật xét nghiệm kiểm tra vô sinh ở phụ nữ chị em cần biết?
Khi nào phụ nữ nên làm xét nghiệm vô sinh?
Theo khuyến cáo của các nữ hộ sinh thì trước khi kiểm tra vô sinh, phụ nữ nên có kiến thức và nhận thức đầy đủ về khả năng sinh sản của bản thân, để tìm ra thời điểm thụ thai tốt nhất. Một số cặp vợ chồng thú nhận họ khó có con vì bỏ qua nhiều cơ hội thụ thai dựa trên chu kỳ rụng trứng. Phụ nữ dễ thụ thai nhất vào thời điểm trước 1 hoặc 2 ngày rụng trứng. Phụ nữ muốn mang thai nên ghi lại cụ thể chu kỳ kinh nguyệt để tính toán chính xác ngày rụng trứng. Hồ sơ này giúp bác sĩ quyết định xem người trong cuộc có nên làm kỹ thuật xét nghiệm vô sinh hay không. Một khi đã tính toán chu kỳ rụng trứng chính xác vẫn không hiệu quả thì nên làm 8 xét nghiệm vô sinh dưới đây.
Phụ nữ cần làm một số xét nghiệm trước khi điều trị vô sinh.
1. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hay xét nghiệm số lượng máu đầy đủ là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể, nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu. Cụ thể, xét nghiệm để biết các tế bào máu đỏ mang ôxy; các tế bào máu trắng kháng viêm; hemoglobin, các protein vận chuyển ôxy trong các tế bào máu đỏ; hematocrit, tỷ lệ của các tế bào máu đỏ, thành phần chất lỏng, hoặc huyết tương trong máu; tiểu cầu giúp đông máu. Gia tăng bất thường hoặc giảm số lượng tế bào cho biết số lượng máu toàn bộ. Đặc biệt, CBC còn được xem là xét nghiệm cơ bản cho nhóm vô sinh muốn thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Lý do thủ tục IVF đòi hỏi phải phẫu thuật để lấy trứng nên bác sĩ cần biết các thông số về máu, nhất là nguy cơ thiếu máu.
2. Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng (ESR)
Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng hay kiểm tra tốc độ SED là xét nghiệm máu để biết mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Xét nghiệm ESR không phải là một công cụ chẩn đoán độc lập, nhưng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sự tiến triển của một chứng bệnh viêm nhiễm. Mẫu máu chứa trong một chiếc ống, tế bào máu đỏ lắng xuống đáy. Nếu tốc độ lắng càng nhanh thì nguy cơ viêm nhiễm càng lớn. Lý do, viêm nhiễm làm cho các tế bào liên kết lại, dày đặc hơn so với máu của người khỏe mạnh. Xét nghiệm này thường đo tốc độ lắng, đo khoảng cách các tế bào máu đỏ trong ống nghiệm trong vòng một giờ. Nó rất cần trong việc chẩn đoán vô sinh, thường được làm trước xét nghiệm hysterosalpinogogram (HSG), một thử nghiệm để chẩn đoán để kiểm tra vô sinh.
Khi nào lên làm xét nghiệm kiểm tra vô sinh?
3. Xét nghiệm y học đường huyết
Đây là phương pháp kiểm tra nhanh lượng đường có trong máu hay còn gọi là đường huyết. Người ăn chay so với người ăn uống bình thường thường có lượng đường huyết khác nhau, nó có thể ảnh hưởng tới cơ hội mang thai của phụ nữ. Do đó, việc kiểm tra lượng đường trong máu và insulin là những tiêu chí quan trọng để biết nguy cơ vô sinh của người trong cuộc.
4. Xét nghiệm VDRL
VDRL là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai. Phản ứng dùng kháng nguyên chế từ tim bò, cho phản ứng với huyết thanh của người bệnh. Nếu kết tủa như bông là phản ứng dương tính do huyết thanh pha nhiều độ loãng khác nhau nên mức dương tính được thể thiện bằng ít hay nhiều các dấu cộng: +, ++, +++,… Phản ứng nhạy, dễ làm, nhưng đặc hiệu không cao. Muốn có đặc hiệu cao phải dùng kháng nguyên là bản thân xoắn khuẩn Treponema (như phản ứng TPI, TPHA). Đây là sàng lọc khi khám sức khỏe để biết nguy cơ giang mai. Giang mai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng không được điều trị có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trước khi có thai, kiểm tra này là cần thiết và đưa vào thử nghiệm vô sinh.
5. Xét nghiệm Rubella IgG
Xét nghiệm này xác định để biết nếu đang miễn dịch với virut Rubella thì không phải khám vô sinh nhưng hầu hết phụ nữ được miễn dịch với virut trước khi thụ thai. Nếu sản phụ mang virut trong 3 tháng đầu thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi.
6. Thử nghiệm vitamin B12 và D3
Biết được mức độ vitamin B12 hoặc folate là rất quan trọng để xác định nguy cơ thiếu máu, còn mức vitamin D3 lại có liên quan đến vô sinh ở phụ nữ.
7. Xét nghiệm hormon tuyến giáp
T3, T4 tự do và kích thích tuyến giáp (TSH) là những loại hormon tuyến giáp nếu không nằm trong ngưỡng mong muốn thì rất có thể tuyến giáp đang hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém chuyên , gọi là cường giáp và suy giáp. Rối loạn chức năng tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến quá trình rụng trứng và mang thai, vì vậy xét nghiệm này rất cần để biết nguy cơ gây vô sinh cũng như cho nhóm người mắc bệnh tuyến giáp muốn sinh con.
8. Xét nghiệm y khoa nội tiết
Xét nghiệm nội tiết được thực hiện để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng, đặc biệt biết được mức độ hormon sinh sản, nguy cơ vô sinh gây ra do sự can thiệp trong quá trình rụng trứng hoặc dự trữ buồng trứng không phù hợp.
Xét nghiệm prolactin, đây là một hormon cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nó ức chế hormon sinh sản, cụ thể là hormon kích thích nang (FSH) và hormon bài tiết gonadotropin (GnRH). Các hormon này cần để kích hoạt sự rụng trứng, cho phép trứng phát triển và trưởng thành. Nếu hàm lượng prolactin cao sẽ ảnh hưởng đến rụng trứng và rất dễ gây ra vô sinh.
Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur – Tuyển sinh Đào tạo Kỹ thuật viên xét nghiệm
Hormon AMH (Anti Müller Hormone), được sản xuất bởi các tế bào trong nang buồng trứng. Mức độ của các kích thích tố này còn cho biết khả năng dự trữ buồng trứng hoặc cung cấp trứng trong buồng trứng, nếu hàm lượng AMH thấp thì khả năng vô sinh cao.
Hormone FSH, đây là hormon chịu trách nhiệm chính cho việc kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) .
Hormon LH (thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt). LH (lutenizing hormon) là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất cho quá trình sinh sản. Nếu nồng độ LH có thể can thiệp vào quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh.
Hormon E2 hoặc estradiol (thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt). Estradiol (E2) hoặc estrogen là hormon sinh dục nữ quan trọng được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen kích hoạt các chu kỳ sinh sản.
Trích nguồn : Sức khỏe đời sống