Viêm phế quản co thắt là sự thu hẹp tạm thời lòng phế quản, do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm, khiến trẻ khó thở, ho có đờm, thở khò khè,…
- Dược sĩ tư vấn tình trạng nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh
- Bệnh loạn nhịp tim ở trẻ em là bệnh gì và có phương pháp điều trị không?
- Dược sĩ chia sẻ những đối tượng dễ mắc bệnh sa tử cung
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm co thắt phế quản ở trẻ em?
- Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản có thắt ở trẻ em, phổ biến nhất là do nhiễm virut hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae,… các vi khuẩn này thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng yếu thì chúng hoạt động mạnh lên, nhân lên, tăng độc tính.
- Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ cũng là nguyên nhân dễ bị viêm phế quản co thắt, nhất là thời điểm giao mùa.
- Cơ địa dị ứng cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt. Trường hợp này thường khởi phát khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, thuốc,…
Biểu hiện của bệnh viêm co thắt phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em có triệu chứng khá giống với bệnh hen phế quản, nên rất hay bị nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai hướng. Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là:
- Biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho, hắt hơi (rất giống với cảm cúm thông thường)
- Sau đó có thể xuất hiện sốt cao, khó thở, thở khò khè, tiếng thở rít, thở nhanh nông
- Co rút lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ
- Trẻ có thể bị nôn, nôn sau khi bú hoặc sau một kích thích như ho hoặc khóc
Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em như thế nào?
Theo chuyên gia sức khỏe Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Viêm phế quản có thắt ở trẻ em để lại nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ như viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp. Vì thế mà phải trị sớm, và điều trị đủ liều, đúng phác đồ.
Tùy theo mức đồ mà có biện pháp khắc phục khác nhau, trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng thuốc điều trị ngoại trú. Trường hợp nặng, nhất là có suy hô hấp thì phải nhập viện để điều trị.
– Điều trị triệu chứng:
Điều trị triệu chứng là quan trọng nhất, như:
+ Sốt thì dùng thuốc hạ sốt
+ Ho đờm uống thuốc long đờm
+ Bù nước điện giải nếu có nguy cơ mất nước
+ Khó thở uống thuốc giãn phế quản
– Điều trị nguyên nhân:
Viêm phế quản co thắt do vi rút thì nói chung chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn, thì phải dùng thuốc kháng sinh.
– Điều trị suy hô hấp:
Nếu có khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,… thì phải điều trị suy hô hấp như thở oxy, thở máy,…
– Điều trị hỗ trợ:
Biện pháp đơn giản là khí dung, vừa có tác dụng tốt giúp giãn phế quản, vừa tác dụng long đờm tốt. Có thể khí dung làm nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, điều trị tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị.
Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em theo từng thể trạng bệnh
Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em?
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh khá phổ biến, có nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, phòng bệnh có vai trò hết sức quan trọng cha mẹ trẻ cần chú ý như sau:
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lí, rửa bằng cách xịt nước muối biển.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu mẹ đủ sữa), trường hợp mẹ không đủ sữa thì cho uốn thêm sữa công thức nhưng phải phù hợp với độ tuổi tuổi.
- Khi trẻ ăn dặm, cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến thức ăn gồm 4 nhóm thực phẩm.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không gian nghỉ ngơi sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé, sau khi đi vệ sinh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt khói thuốc lá.
- Sử dụng các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng ở trẻ.
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh