Vàng da sơ sinh là một tình trạng sinh lí và cũng có thể là bệnh lí thường xảy ra vài ngày ở trẻ sau khi sinh. Tùy vào từng mức độ và nguyên nhân vàng da mà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
- Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời từ sữa gạo
- Nguyên nhân và điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?
- Dược sĩ cho biết những dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin D
Chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội chăm sóc trẻ vàng da
Vàng da ở trẻ em là gì?
Ở người trưởng thành trong thành phần máu có một lượng hồng cầu nhất định để tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể: hô hấp, dinh dưỡng, bảo vệ, đào thải và điều hòa các hoạt động trong cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu trong máu tăng rất là cao tuy nhiên hồng cầu còn non, chưa trưởng thành nên rất dễ bị phá vỡ ( Đặc biệt là ở trẻ sinh non tháng hoặc bất đồng nhóm máu với mẹ) sẽ giải phóng ồ ạt ra một lượng bilirubin gián tiếp có trong hồng cầu. Lúc này, albumin sẽ gắn vào các bilirubin gián tiếp để đưa về gan phân giải nhưng vì hồng cầu giải phóng ra quá nhiều bilirubin một sắc tố vàng dẫn đến lượng albumin không đủ để đưa đến gan do đó lượng bilirubin gián tiếp dư thừa này sẽ thấm qua mạch máu vào trong mô gây nên tình trạng vàng da, vàng kết mạc ở mắt. Tình trạng vàng da kéo dài nó ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh, tổn thương não bộ của trẻ và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Tuyển sinh đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng năm 2019
Vàng da ở trẻ có hai trường hợp đó là gì?
Dựa vào đánh giá trên lâm sàng các chuyên gia chia vàng da ra làm hai nhóm: vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí.
Vàng da sinh lí:
Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ em sau khi sinh từ 3 đến 5 ngày ở các vùng mặt, thân mình và trẻ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, khi trẻ vàng da sinh lí không xuất hiện các triệu chứng và bệnh lí nào khác liên quan đến việc vàng da gây nên như: bú kém, nôn ói, sốt,… Bố mẹ có thể tự chăm sóc bé ở nhà bằng những cách chăm sóc cơ bản và đơn giản như:
- Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ vì trong thành phần sữa mẹ có hàm lượng các hormon nội tiết sẽ giúp bilirubin gián tiếp nhanh chóng được đào thải qua đường ruột theo phân ra ngoài giảm tình trạng vàng da.
- Chăm sóc rốn và vệ sinh trẻ tránh nhiễm trùng góp phần cải thiện tình trạng vàng da.
- Tắm nắng cho trẻ: thời gian tốt nhất là trước 9 giờ sáng khi lượng tia cực tím yếu. Bộc lộ toàn thân trẻ và phơi trong 30 phút, chú ý đến thời tiết tránh gây nhiễm lạnh cho bé hoặc quá nóng gây ảnh hưởng đến da và sức khỏe. Tốt nhất nên phơi nắng cho trẻ trong nhà nơi gần cửa sổ, ánh nắng mặt trời giúp chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành trực tiếp và cũng được nhanh chóng đào thải ra ngoài hạn chế thời gian và mức độ vàng da.
- Khi đứng trước bé vàng da các bố mẹ cũng nên theo dõi cẩn thận phòng trường hợp trẻ vàng da do bệnh lí để có biện pháp can thiệp nhanh chóng và phù hợp.
Vàng da bệnh lí:
Theo các chuyên gia Trung cấp Y cho biết: Tình trạng này xuất hiện nhanh hơn ở trẻ sau sinh khoảng từ 1 đến 2 ngày, mức độ vàng da nặng hơn có thể lan tỏa từ mặt, thân mình đến cả vùng tay, trẻ có các biểu hiện khóc nhiều, bỏ bú thậm chí hay nôn ói. Khi nhận biết những dấu hiệu này bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp, phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tại bệnh viện bé sẽ được bác sĩ cho chiếu đèn nhằm chuyển hóa lượng bilirubin nhanh chóng đào thải ra ngoài theo đường phân và nước tiểu, thông thường tình trạng được cải thiện sau khi chiếu đền từ 1 đến 2 ngày. Ngoài ra đối với trường hợp nặng phương pháp điều trị là thay máu để giảm bớt lượng bilirubin ra khỏi cơ thể.
Vì vậy khi trẻ vàng da các bố mẹ lưu ý hết sức cẩn thận và quan tâm, cần theo dõi sát và chặt chẽ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu, biến chứng có thể xảy ra để tìm phương pháp chăm sóc thích hợp cho trẻ. Vàng da bệnh lí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên khi bé vàng da các bố mẹ không được chủ quan và luôn dự phòng những vấn đề ngoài dự đoán giúp trẻ có một sức khỏe tốt hơn.
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh