Viêm gan B là căn bệnh có tốc độ lây truyền nhanh chóng, nhiều người cho rằng căn bệnh này dễ dàng lây truyền qua tiếp xúc tay chân, hơi thở, ăn uống chung. Vậy bệnh viêm gan B lây nhiễm qua những con đường nào?
- Bệnh sút lưng có nguy hiểm? Cần có các cách khắc phục như thế nào?
- Tìm hiểu các bệnh lý thường khiến trẻ nhỏ bị ho
Viêm gan B do virus HBV (Hepatitis B Virus) gây ra
Tìm hiểu bệnh viêm gan B là gì?
Theo Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus HBV tác động và gây ảnh xấu tới chức năng gan. Bệnh có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Bệnh có diễn biến phức tạp, thông thường trải qua hai giai đoạn chính là giai đoạn cấp tính và mạn tính.
Những giai đoạn phát triển của bệnh
Có hai giai đoạn phát triển chính của bệnh, đó là giai đoạn bệnh cấp tính và mạn tính:
- Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân mới mắc bệnh chưa đầy 6 tháng, người bệnh cần được theo dõi để tránh tình trạng bệnh chuyển biến sang giai đoạn mạn tính.
- Ở giai đoạn mạn tính, virus gây bệnh ở trong cơ thể người quá 6 tháng. Tại thời điểm này, rất khó để chữa khỏi bệnh, hầu hết người mắc viêm gan B mạn tính phải chấp nhận sống chung với bệnh cả đời. Ngoài ra, giai đoạn này còn để lại cho bệnh nhân rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các con đường lây nhiễm viêm gan B là gì?
Quan hệ tình dục
Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi trú ngụ của virus viêm gan B. Vì thế, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách) có thể tăng nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
Từ mẹ sang con
Trường hợp viêm gan B truyền từ người mẹ sang con thường xảy ra trong giai đoạn chu sinh. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này còn phụ thuộc vào số lượng virus có trong cơ thể mẹ và nồng độ HBeAg trong người mẹ bầu tại thời điểm mang thai.
Máu
Một người có thể bị nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:
- Dùng chung kim tiêm.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh qua vết thương hở.
- Tiếp nhận máu bị nhiễm HBV.
- Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa.
Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu
Phải làm gì để phòng ngừa bệnh viêm gan B?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết những phương pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B như sau:
- Tiêm phòng vacxin: Đối với người lớn và trẻ em cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi tiêm bao gồm 4 mũi cho trẻ em và 3 mũi cho người lớn.
- Quan hệ tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể
- Đối với những cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và làm xét nghiệm HbsAg.
- Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân với người nhiễm viêm gan B như: bàn chải đánh răng, rạo cạo râu, bông tai…
- Không được tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bất kỳ ai khi chưa có dụng cụ bảo vệ.
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
Tuyệt đối không thực hiên xăm mắt, môi… tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.