Chụp X- Quang trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thực sự ảnh hưởng đến thai nhi? Ảnh hưởng ở mức độ nào? Có gây dị tật tới thai nhi? Ở mức độ nào thì mức ảnh hưởng do tia xạ là lớn?
- Thủ tục cấp giấp phét hoạt động phòng khám chẩn đoán hình ảnh
- Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có làm hại sức khỏe?
Em lập gia đình tháng 01/2014, do em tiêm phòng nên phải kế hoạch mất 10 tháng. Cách đây 4 ngày em thử thai thì phát hiện có em bé. Trước đó khoảng 2 tuần thì em bị ốm nhẹ (đau đầu, đau họng) nhưng em không uống thuốc gì mà chỉ truyền nước. Cách đây 1 tuần, em có đi khám sức khoẻ tổng thể (do cơ quan tổ chức), do sơ ý em đã chụp X-QUANG tim phổi và siêu âm. Đến giờ biết là có em bé, em không biết như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Em phải làm gì, nên ăn và uống những vitamin gì để tốt cho em bé.
Trả lời:
Chào em!
Trong Y Khoa, liều bức xạ trong quá trình chụp X-quang tương đối thấp (thấp hơn nhiều lần mức gây hại cho thai nhi). Tuy nhiên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5rad.
Rad là đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ. 1 rad = 1.000 millirad. Trong quá trình mang thai, liều xạ tự nhiên mà chúng ta phơi nhiễm từ mặt trời và trái đất khoảng 100 millirad. Ngoài ra còn có các nguồn nhân tạo từ các thiết bị điện tử như lò vi sóng hay ti-vi. Tuy nhiên, các nguồn bức xạ này rất nhỏ nên không gây hại. Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra. Đừng quá lo lắng vì các loại X-quang dùng trong Kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh thường không phát tia X vượt quá 5 rad
Hơn nữa, một vài nghiên cứu đã chứng minh, chụp X-quang răng khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Lượng bức xạ này còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.
Nhiều thai phụ mắc đã nghĩ rằng chụp X-quang gây dị tật cho thai nhi nên tự ý đi phá thai. Thực tế, không ít phụ nữ đã từng chụp X-quang khi mang bầu vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh. Vì vậy trước khi đưa ra bất kỳ 1 quyết định nào nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tia X là dạng bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó được dùng trong việc chẩn đoán hình ảnh các bệnh lý về xương, phổi và các cơ quan khác. Nếu trong quá trình mang thai mà phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với môi trường tia X hoặc chụp X-quang nhiều lần (chụp trực tiếp ở phần bụng dưới) mới đáng lo ngại. Nếu chỉ chụp X-quang khám sức khỏe một lần thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi là hầu như không có, tuy nhiên, để đảm bảo tốt cho sự phát triển của em bé thì em nên khám định kỳ tại các bệnh viện phụ sản.
Trong thời gian mang thai, em cũng nên thận trọng đối với việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi, kể cả các vitamin, sắt, canxi, thuốc dưỡng thai… cần có sự thăm khám cẩn thận của bác sỹ chuyên khoa, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc nào cho phù hợp và tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!
Địa chỉ học Trung cấp Dược TPHCM
địa chỉ 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 08.6295.6295 – 09.6295.6295.