“Tớ phải học” là câu nói từ chối mọi lần rủ rê đi chơi của các bạn trong lớp. “Mọt sách” sẽ là người đứng đầu trong danh sách mỗi khi kiểm tra cả lớp muốn ngồi cùng. Hãy cùng Dược sĩ chỉ ra đặc điểm nhận dạng.
- 6 Lợi ích từ những cái “ôm”
- Dược sĩ nói gì về 10 lợi ích của nụ hôn
- Mạn đàm nghề Nhà giáo và quản lý giáo dục
1. Là người hỏi về kỳ thi, bài kiểm tra giữa kỳ/cuối kỳ ngay ngày đầu tiên của năm học mới.
2. Là người nhắc thầy cô kiểm tra bài tập về nhà hay thu vở bài tập chấm điểm, mặc kệ mấy đứa trong lớp kêu than.
3. Giơ tay phát biểu nhiều đến mức thầy cô giáo không gọi trả lời hay gọi lên bảng giải bài nữa để dành cơ hội cho các bạn khác.
4. Là người hỏi thầy cô về bài tập nâng cao hay làm thí nghiệm có được cộng điểm không dù điểm đã cao nhất lớp rồi.
5. Cảm thấy thế giới như sụp đổ khi nhận được điểm thấp hơn dự tính (dù có khi đó là điểm 8-9).
6. Thời gian buổi tối là để học và ngủ, không còn hoạt động nào khác.
7. Cuối tuần là dịp để hoàn thành bài tập về nhà, ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới.
8. Cho rằng chuyện tình cảm sẽ khiến mình bị xao nhãng khỏi cuộc đua giành hạng nhất toàn trường.
9. Lo bị lỡ bài vở cho kỳ kiểm tra tới trong khi lũ bạn hào hứng lên kế hoạch cắm trại, dã ngoại chung.
10. Không thích làm bài tập nhóm, học nhóm bởi mọi người cứ dồn việc cho mình, và có một số đứa chẳng làm gì cũng sẽ được điểm “ngon” như mình.
11. Là học sinh mà hầu hết thầy cô trong trường đều biết và là “trò cưng” của các giáo viên dạy trong lớp.
12. Là nhân vật được tụi bạn trong lớp “chọn mặt gửi vàng”, giành nhau mượn vở bài tập, đề cương để cọp-pi.
13. Luôn có một đống giấy nhớ, flashcard ghi chép những từ mới, điểm cần chú ý để đi đâu cũng có thể tranh thủ ôn tập.
14. Là người luôn được thầy cô khen ngợi, thường xuyên nhận được giấy khen học sinh xuất sắc của nhà trường.
15. Thường bị gắn với những biệt danh như “mọt sách”, “bốn mắt”, “đầu to mắt cận”…
16. Điểm yếu là thành tích môn thể dục không được tốt cho lắm.
Thế còn các bạn lớp chuyên thì sao?
– Chuyên Anh: Câu cửa miệng “Từ này trong tiếng Việt nói sao, tao quên mất tiêu rồi”. Ít khi phát ngôn trọn bộ nguyên đai, nguyên kiện mà không chêm thêm từ tiếng Anh nào vào. Ví dụ: “Thằng đó không stupid nhưng mà bị cái là quá lazy”. Và thường phải có một đứa chuyên Văn dịch lại dùm…
– Chuyên Văn: Facebook tràn ngập những từ ngữ cao siêu khiến người khác phải há hốc mồm, tưởng mình lọt vào lớp học chữ Nho: “”Tầm đón đợi”, “an yên”, “hoang hoải”… Đồng thời cũng là nơi sản xuất những cụm từ có vần như thơ, khuấy động thế giới ảo.
– Chuyên Tin: Thường xuyên đăng tải những thứ liên quan đến công nghệ. Cập nhật trên từng cây số khi một siêu phẩm công nghệ mới trình làng. Không quan tâm mấy đến like vì chả ai hiểu thì lấy gì like.
– Chuyên Toán: Thường rơi vào trạng thái bài khó thì luôn làm đúng nhưng bài dễ thì làm sai hoặc thiếu. Câu ca thán quen thuộc: “Học trên trời không hà, rồi xuống đất không biết làm”. Thường xách tập sang lớp Văn để xin đề cương và tranh thủ “tán gái”.