Người dân hoang mang, lo sợ mỗi khi đi khám bệnh, người trong ngành Y thì mất niềm tin vào cộng đồng. Sự hoang mang và mất niềm tin lẫn nhau, ai sẽ là người có lợi? Một ngành Y nhân văn và có tình người, có phải từ sự nỗ lực của người trong ngành?
- Ngành Y vẫn còn nguyên sự tôn nghiêm và chuẩn mực
- Trong ngành Y – Người chết dạy kẻ sống mãi không là điều vô nghĩa
- Y sĩ đa khoa nói về y đức trong ngành Y
Nhũng nhiễu, đạo đức xuống cấp có phải “đặc sản” của ngành y?
Chúng ta dễ dàng thấy trên các báo đài vẫn thường xuyên nói về ngành Y, tin tốt thì ít mà tin xấu thì tràn lan. Tất cả đều được đưa lên mặt báo, từ thái độ làm việc, đến tỉ lệ sai sót, biến chứng. Bên cạnh đó là đạo đức ngày càng xuống cấp, tiêu cực nhiều vô kể, nhưng nếu nhìn ra thực tế bản thân và xã hội, đây là tình trạng chung của xã hội chứ đâu phải của riêng ngành Y. Ngoài ra, làm việc trong tình trạng thiếu thốn về nhân lực, thiếu thốn về trang thiết bị cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, trình độ cán bộ ngành Y tế.
Chất lượng đào tạo y tế thấp, thiếu thầy, thiếu trường, thiếu cả các phương tiện cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của những người thầy thuốc. Tăng ca triền miên, sức khỏe người thầy thuốc được tận dụng đến mức tối đa để phục vụ nhu cầu của chính người dân, thế nhưng người ta không nhìn vào thực tại đáng trân trọng ấy để đánh giá ngành Y mà lại nhìn vào một số trường hợp gây nhũng nhiễu ngành Y để đánh giá toàn bộ nhân viên trong ngành và coi đó như một “đặc sản” ngành Y.
Người dân chỉ biết vào các bệnh viện gào thét rằng không có nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho người thân mình nhưng họ không biết còn nhiều những ca khác nguy hiểm hơn đang rất cần những người thầy thuốc. Cái định kiến và nhu cầu bản thân trên nhu cầu của người khác đã ngấm sâu vào trí óc mỗi con người.
Một ngành Y nhân văn và có tình người cần sự cố gắng, nỗ lực từ cả cộng đồng
Người ta vẫn hay đòi hỏi rằng nhân viên ngành Y tế hãy sống nhân văn, có tình người hơn, nhưng cái nhân văn và có tình người ấy không xuất phát từ một phía mà cần sự nỗ lực, cố gắng từ cả cộng đồng. Tất cả mọi vấn đề đều có tính khách quan và chủ quan của nó, nhưng thực tế cho thấy chúng ta chỉ nhìn vào yếu tố chủ quan từ những tít câu view đầy ác ý từ những báo lá cải.
Ngày nay, người ta chỉ cần vào bệnh viện, ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và mặc định rằng ngay lập tức phải có nhân viên y tế đến chăm sóc cho họ bất kể đó là đêm hay ngày. Họ coi đó là trách nhiệm và công việc của các y tá, thầy thuốc. Nhưng bạn cần thay đổi suy nghĩ và quan điểm của mình, sức người là có hạn, họ đã phải cố gắng tăng ca, trực đêm để phục vụ lợi ích của nhân dân, họ làm việc không kể giờ giấc để mang đến chất lượng y tế tốt nhất cho cộng đồng. Nhưng chỉ một giây chậm trễ, ngay lập tức những chiếc điện thoại sẽ chĩa về phía họ và đưa họ lên mặt báo. Các nhà báo lá cải cũng được thể mà câu view cho báo của mình, không cần biết thông tin đó chính xác hay không, không cần nghe bất cứ lời giải thích, biện minh nào từ phía người bị hại.
Những “nỗ lực” gây ồn ào ngành Y này liệu đóng góp được bao nhiêu phần trong nền y tế đầy ngổn ngang, bất cập lồng trong cái xã hội rối ren, phức tạp này. “Nỗ lực” ấy chỉ phá hỏng mối quan hệ tốt đẹp giữa người dân và thầy thuốc. Khi người bệnh không còn niềm tin vào thầy thuốc, thầy thuốc thì mất niềm tin vào cộng đồng, thì ai sẽ là người nghiên cứu, tìm hiểu để chữa những căn bệnh nguy hiểm trong khi người dân đang hoang mang, lo lắng những căn bệnh ấy sẽ gọi tên mình.
Vì vậy, muốn có một ngành Y văn minh và có tình người, trước hết ngay bản thân chúng ta nên biết thông cảm, hiểu và tôn trọng những vị thầy thuốc đáng kính. Sự văn minh và có tình người đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của cả xã hội và ngành Y.
Nếu bạn đủ tự tin để bỏ qua định kiến xã hội, muốn cống hiến cho nền y tế nước nhà, hãy học tập để trở thành những người Dược sĩ, thầy thuốc đáng kính khi tham gia học tập tại khoa Dược Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
Địa chỉ đăng ký học Cao đẳng Dược học Hà Nội
Phòng tuyển sinh Cao Đẳng Dược Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu Vượt Ngã Tư Sở)
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.750.010 – 0964.011.243.