Cách phòng ngừa và điều trị dị ứng thời tiết.

Dị ứng thời tiết là chứng bệnh dễ mắc ở những người có “cơ địa nhạy cảm” với biểu hiện thường gặp là mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi và ho khan… Y sĩ đa khoa sẽ hướng dẫn bạn 1 số cách điều trị dị ứng thời tiết.

di-ung-thoi-tiet

Biểu hiện của dị ứng thời tiết 

Dị ứng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao chuyển mùa, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau nên khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm cách ứng phó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng lan rộng.

 Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh là phát ban và đặc biệt nguy hiểm khi cơ thể nổi mề đay cấp tính. Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Nên nhớ khi nổi mề đay cấp tính, người bệnh cần được nhanh chóng cấp cứu lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất trước quá muộn.

Mẹo nhỏ điều trị dị ứng thời tiết

 Điều trị dị ứng thời tiết không khó khăn nhưng bệnh rất dễ tái phát và trở thành mãn tính mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc đặc trị. Vì thế, rất nhiều người đã sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính mà hiệu quả, sử dụng thường xuyên không gây tác dụng phụ đến sức khỏe.

 Bột khoai tây: – Ngay khi thấy có biểu hiện, bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.

 Chanh: – Bạn cũng có thể pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong vào trong nước chanh, uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

 Nước hoa quả: – Nước hoa quả cũng được xem như 1 phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột. Uống thường xuyên cũng sẽ đem lại lợi ích.

 Mật ong: – Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.

Trà xanh: – Bạn cũng có thể dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong. Cách này có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng. Trong quá trình điều trị nên tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn.

 Nước rau: – nước rau cũng được xem như một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản bạn hãy uống 500 ml nước cà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột để uống thường xuyên, cũng sẽ đem lại ích lợi.

 Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa trị dị ứng.

Cách phòng ngừa để tránh dị ứng thời tiết

 Bổ sung axit folic

 Theo Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, cơ thể được bổ sung axit folic cao ở mức cao thường ít bị dị ứng nhờ khả năng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch.
Bánh mỳ và đậu có chứa axit folic là hai nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng.

Dọn dẹp nhà cửa

 Mỗi tuần một lần, lau nhà với nước lau nhà có tinh chất Hypoallergenic (không tạo ra dị ứng), dọn dẹp giường chiếu với nước nóng (130oC) để diệt lông sâu bọ và phấn hoa.
Hãy chắc chắn nệm, gối và chăn luôn được che phủ kỹ. Cuối cùng, hãy dùng máy hút bụi dọn sạch lại căn phòng để chắc chắn bụi và phấn hoa đã được loại bỏ hoàn toàn.

Tránh xa phấn hoa, nấm mốc

 Chú ý chu kỳ ra hoa để đóng cửa sổ kịp thời và bật điều hòa không khí để kiểm soát chất gây dị ứng, không để nó tăng vọt trong môi trường sống của bạn.
Không chạy bộ trong công viên mà thay vào đó là nên đến phòng tập thể dục vào những ngày gió và vài ngày sau đó vì lượng phấn hoa có trong không khí thường cao; sau những ngày mưa, nấm mốc thường xuất hiện nhiều.

Kiểm tra giày dép

 Giày dép có thể bị dính phấn hoa, cỏ, nấm mốc và chất gây dị ứng khác khi đi lại, do đó cần kiểm tra và vệ sinh giày dép tại cửa, trước khi vào nhà.

Tắm cho cún yêu

 Các chú cún có thể rất dễ thương và đáng yêu nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều chất gây dị ứng giống như phấn hoa. Bạn rất dễ hít phải trong khi ôm, vuốt ve và đùa nghịch với chúng. Vì thế, sau khi đi dạo hoặc chơi ở sân sau, hãy vệ sinh bộ lông và toàn bộ cơ thể bằng khăn ẩm trước khi cho thú cưng vào nhà. Bạn sẽ vừa giữ được sức khỏe cho bản thân, vừa giữ gìn sức khỏe cho chính chú cún yêu của mình.

 Đi dạo lúc hòang hôn

 Buổi sáng, đổ ẩm thường cao khiến nấm mốc dễ sinh sôi còn đầu giờ chiều, nhiệt độ có thể khiến các bông hoa đua nhau nở và phát tán nhiều phần hoa. Vì thế không nên đi dạo vào buổi sáng sớm. Thời gian thích hợp nhất để bạn đi dạo trong công viên là lúc hoàng hôn.

Tránh một số gia vị

 Mù tạt và ớt cay có thể kích thích niêm mạc mũi, mặt đỏ bừng bừng. Củ nghệ tươi cũng có thể gây cảm giác ngột ngạt, khó thở, đặc biệt là những người viêm xoang. Vì thế hãy nói không với mù tạt khi ăn sushi, không dùng ớt cay khi ăn gà và không sử dụng nghệ tươi khi ăn cà ri.

 Các axit béo omega-3 trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết và cá thu cũng có thể chống viêm nhiễm, dị ứng khiến bạn dễ thở hơn rất nhiều.

Nụ hôn cũng là liều thuốc tốt

 Một nghiên cứu trên Tạp chí nghiên cứu các vấn đề về thần kinh cho hay, hôn trong nửa giờ có thể làm giảm bệnh sốt mùa hè.

mat-ong-dieu-tri-di-ung-thoi-tiet

 Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị. Không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa dị ứng.

Xem thêm : 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat