Giá dịch vụ Y tăng để khuyến khích người dân mua BHYT?

Giá dịch vụ Y tế tăng 1.800 hạng mục, bắt đầu áp dụng vào tháng 11/2015 khiến người người bệnh cảm thấy lo lắng, áp lực, đặc biệt là những người nông dân nghèo. Người dân nên mua Bảo hiểm Y tế để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh?

gia-duch-vu-y-te-tang-nen-mua-bhyt

Không thể không tăng giá dịch vụ BHYT?

Trước khi đưa ra lộ trình điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã nhiều lần khẳng định, việc tăng giá dịch vụ y tế chỉ là hướng đến tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh. Theo Bộ Y tế, lâu nay chi phí khám chữa bệnh chỉ mới tính có 3/7 yếu tố, còn 4 yếu tố (tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn tài sản cố định; khấu hao tài sản và chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học) chưa được tính.

Bắt đầu cuối tháng 11 tới đây sẽ tính phần phụ cấp và đến năm 2016 sẽ tính tiếp phần lương theo lộ trình Nghị định 16 của Chính phủ.

Đến bây giờ Bộ Y tế mới tăng giá dịch vụ y tế là quá trễ?

Ông Nguyễn Duy Thuận, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện TP.HCM cho rằng, đến bây giờ Bộ Y tế mới tăng giá dịch vụ y tế là quá trễ, lẽ ra phải tăng sớm hơn.

“Hiện nay dịch vụ Y tế đang có giá thành cao hơn nhiều so với giá bán, nhưng đến nay chúng ta mới tiến hành tăng giá dịch vụ Y tế là quá trễ. Do đó việc tăng giá lúc này là cần thiết phải làm”, ông Thuận khẳng định.

Theo ông Thuận, do Bộ Y tế tăng từ từ, tăng theo lộ trình, người dân có cảm giác như viện phí cứ tăng hoài. Thật ra việc tăng từ từ này là hợp lý, người bệnh không phải bị sốc quá mạnh.

Nếu để không gây sốc cho thị trường thì việc tăng giá dịch vụ Y tế phải tăng đều và từ từ theo từng năm. Rất nhiều năm nhà nước không tăng giá hay nói cách khác là không hạch toán đủ chi phí Y tế vào giá khám chữa bệnh, do đó sự tích lũy càng ngày càng tăng.

“Chúng ta không thể nào không tăng giá dịch vụ ngành Y tế, đây là điều phải làm. Các yếu tố liên quan đến chi phí y tế như: lạm phát, tỷ giá, chỉ số tiêu dùng… đều tăng thì chắc chắn chi phí Y tế tăng hàng năm là điều không thể tránh khỏi. Do đó người bệnh cần làm quen với việc này”, ông Thuận chia sẻ.

tang-gia-dich-vu-y-te

Nếu không tăng dịch vụ y tế thì ngành Y tế Việt Nam không thể nào phát triển?

Theo một số chuyên gia Y tế, nếu không tăng dịch vụ y tế thì ngành y tế Việt Nam không thể nào phát triển. Với giá dịch vụ y tế như hiện nay, ngành Y tế lấy đâu kinh phí đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, đó là chưa kể đến máy móc có kỹ thuật hiện đại, con người… Như vậy, ngành Y tế chỉ ngày càng xuống cấp và người trực tiếp chịu ảnh hưởng đó chính là bệnh nhân.

Theo phân tích của ông Thuận, thời gian qua, ngành Y tế đã chậm tăng giá dịch vụ y tế dẫn đến ngân sách phải bù lỗ và cạn kiệt nguồn ngân sách nhà nước, kéo theo việc xuống cấp các dịch vụ công khác, ảnh hưởng đến giá thành chung của toàn quốc cũng tăng theo khi không có nguồn đầu tư thích đáng. Đó là chưa kể đến chi phí đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Hiện nay, xét về quan điểm kinh tế Y tế thì việc tăng chi phí này vẫn chưa đủ để bù đắp cho chi phí thực tế và mong muốn có một nền y tế lành mạnh. Nghĩa là hiệu quả khám chữa bệnh cao phải xét trên tổng thể toàn xã hội chứ không chỉ xét trong phạm vi hạn hẹp của chi phí từng bệnh viện hay chi phí trực tiếp liên quan đến từng ca điều trị của từng bệnh nhân.

Nên khuyến khích người dân mua Bảo hiểm Y tế?

TS.BS Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết, hiện nay Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM đang chờ hướng dẫn cụ thể của Sở Y tế TP, sau đó mới rà soát lại trong số hơn 1.800 dịch vụ y tế tăng trong đợt này, bệnh viện đang thực hiện bao nhiêu kỹ thuật để thông báo cho bệnh nhân biết những dịch vụ y tế nào đang thực hiện tại bệnh viện sẽ tăng vào cuối tháng 11 tới.

“Hiện chúng tôi vẫn chưa biết được những dịch vụ kỹ thuật đang thực hiện tại bệnh viện tăng bao nhiêu nên chưa thể nói là ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân hay không, nhất là các bệnh nhân ung thư”, ông Dũng nói.

benh-vien-tang-1800-gia-dich-vu-y-te

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, việc tăng giá dịch vụ y tế này là để khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế nhiều hơn.

Tăng giá dịch vụ y tế còn khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế. Vì việc tăng giá dịch vụ y tế này có lợi cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế.
Theo phân tích của ông Dũng, người có bảo hiểm y tế không phải chịu thiệt hay ảnh hưởng gì đáng kể trong việc tăng giá dịch vụ y tế lần này, vì tất cả đều được bảo hiểm y tế chi trả.

Ngay cả những người chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 80% hay 90% cũng ảnh hưởng không đáng kể. Vì theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, những người tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền chi trả khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa là 6 tháng lương cơ sở.

Đề cập đến vấn đề còn gần 30% người dân chưa có bảo hiểm y tế, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là không kham nổi mức giá dịch vụ y tế như hiện nay, ông Thuận cho rằng, phần trách nhiệm trong việc này là ở hệ thống tuyên truyền về lợi ích bảo hiểm y tế. Nếu người dân hiểu được ý nghĩa và lợi ích của bảo hiểm y tế thì chắc chắn ai cũng sẽ tham gia.

“Chúng tôi dự định vào tháng 3.2016 sẽ tiếp tục tính thêm phần lương vào chi phí giá dịch vụ y tế và tiếp tục tăng theo lộ trình Nghị định 16 của Chính phủ. Riêng thời gian áp dụng đối với những người chưa có bảo hiểm y tế, Bộ Y tế sẽ cân nhắc thời gian hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước”, ông Liên nói.

Trích nguồn : Báo Một Thế Giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat