Hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh và mức phạt trong lĩnh vực Y Dược

A- HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ VỆ SINH; HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT TRONG LĨNH VỰC Y DƯỢC

Theo nghị định của Chính Phủ số 46-CP ngày 6 tháng 8 năm 1996 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.

hanh-vi-vi-pham-ve-sinh-y-duoc

 Điều 1: Vi phạm các quy định về vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút:

1.  Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a.  Những người làm công việc liên quan trực tiếp đến việc chế biến, sản xuất thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút không chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da hoặc không có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Không che đậy, bao gói các loại thức ăn chín, các loại thực phẩm ăn ngay và các loại đồ uống.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không bảo đảm các quy định vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh dụng cụ tại các nơi sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh và chuyên chở thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu.
  • Nguyên liệu sản xuất, phụ gia thực phẩm và nước dùng để sản xuất thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút không bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy đã hết hạn nhưng không xin giấy mới đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút.
  • Sản xuất, kinh doanh thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút phải bao gói sẵn nhưng không có nhãn hoặc nhãn sai quy định.
  • Sản xuất, kinh doanh thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút không có đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bán lẻ ra thị trường các loại nông sản có dư lượng hoá chất trừ sâu, phân bón hoá học vượt quá giới hạn cho phép.
  • Kinh doanh thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút quá hạn dùng hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Sử dụng đường hoá học, phẩm màu và các phụ gia khác sử dụng trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút ngoài danh mục Bộ Y tế cho phép.
  • Vận chuyển với mục đích tiêu thụ hoặc kinh doanh các loại thịt gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm.
  • Sản xuất dụng cụ dùng cho việc ăn uống, các loại bao bì để đóng gói thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút từ các nguyên liệu, phụ gia mới không có giấy chứng nhận kiểm nghiệm của cơ quan y tế có thẩm quyền.
  • Sản xuất, chế biến thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Bán buôn ra thị trường các loại nông sản có dư lượng hoá chất trừ sâu, phân bón hoá học vượt quá giới hạn cho phép.

4. Tiêu huỷ các vật phẩm quy định tại điểm g, h khoản 2 và điểm a, b, d, e khoản 3 của Điều này.

Điều 2.- Vi phạm các quy định vệ sinh về nước:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi xả rác, xả nước thải, tắm giặt và các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân.

2. Phạt tiền 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về xét nghiệm theo dõi chất lượng nước của nhà máy, xí nghiệp cung cấp nước sạch.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh để chất thải gây ô nhiễm nguồn nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân.
  • Các nhà máy, xí nghiệp cung cấp nước sạch không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.

4. Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 3 của Điều này.

Điều 3. Vi phạm các quy định về vệ sinh lao động:

 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không tổ chức khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc không tổ chức điều trị cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
  • Không lập hồ sơ vệ sinh xí nghiệp, hồ sơ khám sức khoẻ, hồ sơ khai báo bệnh nghề nghiệp và đăng ký kiểm tra vệ sinh lao động hàng năm hoặc theo định kỳ.
  • Không có phương tiện kỹ thuật, y tế, phương án tổ chức cấp cứu để bảo đảm cấp cứu ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động.
  • Không có biện pháp khử trùng, khử độc ở những nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Không có biện pháp và thiết bị xử lý để hơi độc, khí độc, khói bụi, nước thải nhiễm độc, chất thải công nghiệp và các yếu tố độc hại khác vượt tiêu chuẩn cho phép.

b. Không bảo đảm các quy định vệ sinh lao động về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và tiếng ồn, độ rung, bụi, hơi, khí độc và các yếu tố độc hại khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Sử dụng các chất phóng xạ hay X-quang không bố trí ở nơi riêng biệt hoặc không thực hiện đúng các quy định về an toàn bức xạ hoặc không xử lý chất thải theo quy định.

b. Không bảo đảm các quy định vệ sinh lao động về phóng xạ và điện từ trường.

4. Đình chỉ và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 của Điều này.

Điều 4.- Vi phạm các quy định về vệ sinh trong xây dựng:

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc xây dựng, cải tạo hoặc đưa vào sử dụng các công trình không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
  1. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

Điều 5.- Vi phạm các quy định khác về vệ sinh: 

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm quy định về phòng và chống dịch bệnh.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh hoàn cảnh ở các cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà trẻ và các nơi công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức vi phạm quy định về phòng và chống dịch bệnh.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh các loại đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ em gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của học sinh và trẻ em hoặc sản xuất, kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em thuộc danh mục cấm sản xuất, kinh doanh. 5. Buộc tiêu huỷ các vật phẩm vi phạm các quy định tại khoản 4 của Điều này.

Điều 6.- Vi phạm các quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Thông tin, quảng cáo nhằm khuyến khích các bà mẹ có sữa, đang cho con bú sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
  • Thông tin, quảng cáo sai sự thật việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
  • Tặng cho các bà mẹ mới sinh con có sữa hoặc các thành viên trong gia đình họ các loại hàng mẫu sản phẩm nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm đó để thay thế sữa mẹ.
  • Tặng quà hoặc tài trợ dưới mọi hình thức cho cán bộ y tế ở các bệnh viện, nhà hộ sinh hoặc các cơ sở y tế khác nhằm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc vi phạm các quy định về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm thay thế sữa mẹ.

3. Buộc tiêu huỷ đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ không bảo đảm chất lượng.

Điều 7.- Vi phạm các quy định về kiểm dịch y tế biên giới:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không thực hiện các biện pháp chống chuột trên các phương tiện vận tải biển khi các phương tiện đó neo đỗ tại cảng.
  • Sử dụng giấy chứng nhận về diệt chuột, giấy miễn diệt chuột không đúng quy định.
  • Các khoang chở người, khoang để hàng trên phương tiện vận tải không đảm bảo vệ sinh và phương tiện vận tải không trang bị đủ hoá chất diệt trùng, diệt côn trùng và diệt chuột.
  • Sửa đổi hoặc giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế.
  • Xuất, nhập khẩu chất thải, đồ vật cũ, phương tiện đã sử dụng mà không khai báo với cơ quan kiểm dịch y tế, không xử lý y tế, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch y tế.
  • Phương tiện vận tải nhập cảnh không báo tín hiệu xin kiểm dịch.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Che dấu hiện trạng vệ sinh dịch tễ bệnh phải kiểm dịch hoặc xoá bỏ hiện trường bệnh dịch.
  2. Vận chuyển thi hài, hài cốt, các sản phẩm đặc biệt như vi trùng, các sản phẩm sinh học, các mô, các cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể con người, máu và các thành phần của máu qua biên giới chưa được cơ quan kiểm dịch y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Chủ phương tiện vận tải không khai báo theo quy định về kiểm dịch y tế với cơ quan kiểm dịch y tế để tiến hành kiểm dịch y tế trước khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh.
  2. Đối tượng phải kiểm dịch y tế từ chối kiểm dịch y tế hoặc không thực hiện các yêu cầu của cán bộ kiểm dịch y tế.
  3. Tháo nước dằn tàu, vứt bỏ rác, chất thải có mầm bệnh và các yếu tố độc hại trước khi cơ quan kiểm dịch y tế thi hành các biện pháp xử lý về y tế.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat