Công tác tổ chức còn tồn tại 1 số khuyết điểm tại kỳ thi THPT Quốc gia cũng như xét tuyển Cao đẳng, Đại học. Sự đổi mới trong năm 2016 trong khâu hậu kiểm tra sẽ được thúc tiến nhanh hơn.
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 sẽ thành công?
- Tiếp tục thay đổi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016
- Dạy học phân ban sang phân hóa trong chương trình mới THPT có gì mới?
Vẫn tổ chức thi THPT quốc gia năm 2016
Liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục đã có trả lời báo chí xung quanh việc này tại cuộc họp báo định kỳ quý III năm 2015 ngày 20/10 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bùi Văn Ga chủ trì.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục cho biết: “Sự bất cập của kỳ thi THPT quốc gia là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là tỷ lệ những thí sinh bị ảnh hưởng so với tổng số 1,5 triệu người là thấp. Chính vì vậy, năm 2016, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, nhằm giảm áp lực thi cử và chi phí, tăng cường sự đánh giá sâu sát hơn”.
Theo ông Trinh, so với chi phí tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và ba đợt thi đại học, cao đẳng trong mỗi năm trước đây, chi phí cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 giảm nhiều. Cụ thể, từ 4 đợt thi (năm 2014 trở về trước) nay chỉ còn 1, thời gian thi trước đây tối đa 9 ngày, nay tối đa 4 ngày. Thí sinh được thi tại tỉnh hoặc tỉnh lân cận nên giảm tốn kém.
Áp lực thi cử không còn đè nặng lên vai học sinh
Trước đây, thí sinh phải thi từ 7 đến 13 lượt môn, nay chỉ còn 4 đến 8 môn. Thực tế, thí sinh đăng ký phổ biến nhất 4 hoặc 5 môn thi. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT nhận định, kỳ thi THPT quốc gia còn một số tồn tại trong công tác tổ chức xét tuyển đại học, cao đẳng.
Chính vì vậy, việc tuyên truyền, hướng dẫn chưa tốt, dẫn đến một số thí sinh, gia đình, nhà trường nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn, chưa hiểu hết các quy định mới về tuyển sinh nên việc đăng ký dự tuyển, đăng ký xét tuyển còn có sai sót. Thời gian xét tuyển đợt một 20 ngày quá dài. Việc thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đợt 1 chưa hợp lý. Vấn đề kỹ thuật còn nhiều bất cập.
Do khâu hậu kiểm chậm
Đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, có thí sinh nhập học cả tháng mới được thông báo không trúng tuyển. Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Vụ đại học cho biết: “Nguyên nhân là công tác hậu kiểm tại các trường chậm”.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Vụ đại học cho biết: “Nguyên nhân là công tác hậu kiểm tại các trường”
Theo bà Phụng, những trường hợp sai sót đều được phát hiện vào thời gian nhập học, cũng như có hướng dẫn các trường giải quyết hợp lý cho thí sinh. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thí sinh như chuyển các em đến khoa thấp hơn hoặc các trường lấy điểm thấp hơn.
Ở một vấn đề khác cũng liên quan đến giáo dục, nhưng đó là vấn đề dạy thêm, học thêm đang khiến dư luận và các phụ huynh bức xúc, ông Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học cho biết: “Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn nhưng khi thực hiện, một số địa phương còn hạn chế về công tác quản lý”.
Ông Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học cho biết: “Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn nhưng khi thực hiện, một số địa phương còn hạn chế về công tác quản lý”.
Tuy nhiên, ông Định cũng thẳng thắn thừa nhận: “Nếu một mình ngành GD&ĐT khó giải quyết tận gốc tình trạng học thêm, dạy thêm mà cần có sự vào cuộc của toàn xã hội và các cơ quan chức năng khác”.
Nguồn: infonet.vn