Học nghề hay học đại học luôn là trăn trở không chỉ của các bạn học sinh mà cả bậc phụ huynh, bởi hiện nay tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành là rất lớn.
- Những lỗi thí sinh thường mắc và bị trừ điểm môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia
- Học sinh được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành CTGDPT nếu không thi tốt nghiệp
- Cơ hội học cao đẳng dược Sài Gòn khi tốt nghiệp THPT
Theo “Bản tin thị trường lao động Việt Nam Quý I năm 2023” của ban biên tập Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát hành, nước ta có 1,05 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi; 885,5 nghìn người trong độ tuổi thiếu việc làm. Đây là kết luận dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục việc làm và Viện Khoa học Lao động và Xã hội.
Mỗi lựa chọn sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau, để có những lựa chọn tốt nhất cho các sĩ tử trước ngưỡng cửa sắp tới, hãy cùng phân tích, “mổ xẻ” về ưu – nhược điểm của cả việc học đại học và học nghề nhé!
- Trải nghiệm thực tế
Chương trình học nghề chú trọng rất nhiều vào việc thực hành cho học viên. Điều này giúp cho các bạn học viên được trang bị đầy đủ các kỹ năng để có thể làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp. Song cũng không thể phủ nhận rằng, chương trình học Đại học hiện nay cũng ngày càng bám sát vào thực tiễn hơn. Nhiều trường đã có những hoạt động ngoại khóa, những môn học và phương thức học tập giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm và có những trải nghiệm để chuẩn bị bước vào thị trường lao động đầy khắc nghiệt như hiện nay.
- Xây dựng mối quan hệ
Ở cả hai lựa chọn kể trên đều sẽ có mang lại cho bạn những mối quan hệ theo các cách khác nhau. Nếu như học nghề sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ với các anh, chị, người đi trước trong nghề, thì học đại học lại tạo cho sinh viên sự gắn kết với giảng viên – những người có kiến thức và trải nghiệm trong ngành học đó.
Ngoài ra, trong môi trường Đại học, các bạn có thể tham gia nhiều câu lạc bộ, nhiều chương trình khác nhau, từ đó các bạn sẽ mở rộng mối quan hệ của mình. Điều này giúp các bạn học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các anh chị và các bậc tiền bối đi trước để chuẩn bị cho quá trình học tập và làm việc trong tương lai…
- Kiến thức nền tảng
Người ta thường nói “chăm hay không bằng tay quen”, việc học nghề sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng để thuần thục công việc mà bạn chọn.
Ngược lại, chương trình Đại học thông thường sẽ kéo dài từ 4 – 5 năm. Trong thời gian này, các bạn sẽ được học các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ những môn đại cương cho đến các môn chuyên ngành. Do đó, Đại học lại cho sinh viên những kiến thức nền tảng về tư duy logic, cách thức đào sâu, tìm hiểu các vấn đề bài bản, khoa học hơn
Có thể nói, cả hai đều cần thiết nhưng khi vẫn không thể phủ nhận rằng khi bạn có một tư duy nền tảng tốt, bạn sẽ có thể tiếp thu các kiến thức chuyên sâu của ngành nghề một cách dễ dàng.
Nhưng suy đi cũng phải tính lại, việc học đại học top hiện nay không hề đơn giản, bởi điểm chuẩn thời gian qua đang lạm phát, nhiều ngành thậm chí 30 điểm mới có thể trúng tuyển. Không phải ai cũng có thể giành được điểm số cao “ngất ngưởng” như thế. Vậy thì không lẽ chúng ta từ bỏ ước mơ của mình?
Lúc này, việc chọn một trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhưng điểm chuẩn “hạ nhiệt” hơn là ưu tiên của nhiều người. Một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ đó chính là trường Đại học Lương Thế Vinh . Đây là môi trường giảng dạy chất lượng với điểm đầu vào hợp lý, mở cho bạn cơ hội khám phá kiến thức nếu bạn vẫn muốn học đại học.
- Các cơ hội nghề nghiệp
Học nghề thời gian ngắn hơn, tức thời gian trải nghiệm với công việc dài hơn nên bạn có thể tiếp cận và làm quen với thị trường lao động và sớm được nhận vào vị trí chính thức trong công ty nhanh hơn. Nhưng nếu xét về đường dài, những bạn với kiến thức nền tảng tốt, sẽ đi nhanh và đi xa hơn trong tương lai. Các cơ hội vì thế cũng rộng mở hơn cho những người có kiến thức chuyên môn và tư duy sắc sảo.