Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2 cũng như những biến chứng khó lường của bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình.
- Bệnh loạn nhịp tim ở trẻ em là bệnh gì và có phương pháp điều trị không?
- Những lợi ích tuyệt vời của súp lơ xanh vừa đẹp da vừa tốt cho sức khỏe
- Dược sĩ lưu ý tác dụng phụ trên tiêu hóa của Metformin trị đái tháo đường
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2 gây lên là gì?
Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?
Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới, năm 1985 có 30 triệu người mắc đái tháo đường nhưng đến năm 2010 ước tính có khoảng 215,6 triệu người và dự kiến con số này sẽ không ngừng gia tăng. Sự gia tăng này liên quan đến lối sống công nghiệp hóa với các loại đồ ăn nhanh, đồ ngọt kèm theo xu hướng ít vận động…
Tiểu đường type 2 là một bệnh mạn tính, đặc trưng bởi nồng độ đường (glucose) trong máu tăng cao và kéo dài. Bệnh thường khởi phát ở người lớn tuổi, nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa ngày càng có nhiều trẻ em, thanh thiếu niên phải điều trị căn bệnh này.
Hàng ngày, chúng ta ăn thực phẩm chứa tinh bột, đường. Phần lớn chúng được chuyển thành loại đường đơn giản là đường glucose. Insulin là một loại hormon được tuyến tụy (nằm sau dạ dày) tiết ra, giúp hệ tiêu hóa vận chuyển glucose vào trong tế bào để cơ thể tạo ra năng lượng.
Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do cơ thể không đáp ứng với insulin . Ban đầu, phản ứng của cơ thể là tuyến tụy sẽ tăng sản xuất insulin để duy trì nồng độ đường trong máu. Nhưng quá trình này diễn ra lâu ngày, khiến tuyến tụy trở nên “mệt mỏi”, cạn kiệt nguồn lực không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của cơ thể, kết quả là nồng độ glucose tăng cao trong máu.
Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 là thừa cân, béo phì, có rối loạn chuyển hóa, yếu tố gia đình, phụ nữ sau sinh, cao huyết áp hoặc lười vận động.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type thường gặp là gì?
Một số dấu hiệu được coi là cảnh báo sớm của tình trạng đường huyết tăng cao, bao gồm:
- Khát nước thường xuyên
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Luôn cảm thấy đói cồn cào
- Giảm cân không rõ lý do
- Mệt mỏi thường xuyên
- Thở nhanh
- Mắt mờ hoặc thị lực giảm sút nhanh chóng
- Da khô, ngứa ở vùng có nếp gấp
- Nhức đầu, ngứa ran hoặc đau rát ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay…
- Tăng huyết áp
- Tính khi thay đổi thất thường
- Khó chịu, trầm cảm
- Nhiễm trùng thường xuyên hoặc định kỳ
- Các vết loét khó lành
Với tiểu đường type 2, các dấu hiệu của bệnh thường bị che lấp hoặc xảy ra kín đáo. Hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường type 2 là gì?
Giảng viên Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Sự nguy hiểm của tiểu đường type 2 là do bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm, không dấu hiệu cảnh báo. Giai đoạn tiền đái tháo đường (từ rối loạn dung nạp đường đến chuyển thành tiểu đường) kéo dài từ 5 – 7 năm. Thời gian này và thời gian đầu khởi phát, bệnh không được phát hiện và chữa trị, nên đẩy nhanh tốc độ biến chứng. Cũng vì lẽ đó, có đến 50% các trường hợp đã mắc một hoặc nhiều biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Biến chứng tiểu đường là hậu quả của quá trình đường huyết không được kiểm soát trong giới hạn, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
- Xơ vữa động mạch: là sự tích tụ chất béo trong lòng động mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong đó tim, não và mạch máu chi dưới thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
- Bệnh võng mạc: Các mạch máu nhỏ ở đáy mắt bị hư hại do đường huyết tăng cao kéo dài. Phát hiện sớm tổn thương võng mạc và điều trị sớm bằng laser, đồng thời kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể ngăn chặn mù lòa do bệnh tiểu đường gây ra.
- Tổn thương thần kinh: phổ biến là tổn thương thần kinh ngoại biên gây đau và tê bàn chân, làm người bệnh khó di chuyển. Tổn thương thần kinh cũng gây thiệt hại cho các dây thần kinh kiểm soát nhịp tim, nhịp thở, hệ tiêu hóa, chức năng tình dục.
- Loét bàn chân: máu lưu thông đến vùng da này thường nghèo nàn kết hợp đường máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các vết thương, vết loét trên da rất khó lành.
- Bệnh thận: suy thận có thể xảy ra nếu đường máu không được kiểm soát tốt và huyết áp không được điều trị tích cực. Hậu quả, người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận gây tốn kém và tổn hại tới sức khỏe.
Bệnh đái tháo đường type 2 và những biến chứng khôn lường mọi người gặp phải
Những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh đái tháo đường type 2?
Thuốc điều trị đái tháo đường type 2
Các thuốc được sử dụng bao gồm cả dạng thuốc tiêm và thuốc viên, tác động trên nhiều cơ chế khác nhau như:
– Kích thích tuyến tụy sản xuất insulin: gliclazide (Diamicron)…
– Trì hoãn sự hấp thu đường từ ruột: acarbose (Glucobay)…
– Ức chế quá trình sản xuất đường tại gan: metformin (Glucophage)…
– Giảm sự thèm ăn để giảm tiêu thụ thức ăn: exenatide (Byetta)…
– Giảm đề kháng insulin ở cơ và mô mỡ (thiazolidinediones). Tuy nhiên nhóm này không được khuyến cáo hàng đầu trong điều trị do nó gây nguy cơ bệnh tim mạch.
Insulin trong điều trị đái tháo đường type 2
Bệnh tiểu đường typ2 sau vài năm chức năng của tuyến tụy sẽ bị suy giảm. Có đến 30% số người mắc tiểu đường typ2 sẽ được chỉ định tiêm insulin. Một số khác có thể được sử dụng insulin ngắn hạn khi phải trải qua những đợt điều trị phẫu thuật, nhiễm trùng nặng.
Điều trị bằng insulin có thể bao gồm: insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng chậm hoặc dạng hỗn hợp của cả nhanh và chậm. Đối với những trường hợp chỉ số đường huyết quá cao hoặc muốn kiếm soát đường huyết tốt hơn bạn có thể dùng nhiều hơn một lần trong ngày với loại insulin có tác dụng kéo dài. Insulin tác dụng nhanh giúp kiểm soát đường huyết hữu ích với những người luôn có mức đường huyết tăng cao sau bữa ăn hoặc có thói quen ăn uống không điều độ.
Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường type 2 như: trướng bụng đầy hơi, hạ đường huyết, tăng cân, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phù chân, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim…
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh