Với nhiệt độ ngày càng tăng lên, hiện tượng sốc nhiệt gây ra bởi cơ thể bị thay đổi nhiệt độ từ nóng – lạnh. Vậy có những cách phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng như thế nào?
- Cuộc sống hiện đại và sự lão hóa lành mạnh là gì?
- Những thực phẩm có thể thay thế đường tốt cho sức khỏe là những gì?
- Nắng nóng khi đi tắm ở bể bơi tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh
Sốc nhiệt là gì và cách phòng tránh sốc nhiệt vào mùa hè như thế nào?
Sốc nhiệt là gì?
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Trong thời gian này, cả nước đang trải qua một đợt nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40 độ C. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng… trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt.
Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là một loại bệnh nhiệt nghiêm trọng. Thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:
- Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém
- Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,…
- Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,…
Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.
Biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân sốc nhiệt cấp cứu muộn thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, thậm chí là tử vong.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược tại Hà Nội
Phòng tránh sốc nhiệt vào mùa hè oi bức như thế nào?
-
Duy trì độ ẩm cơ thể
Cơ thể bạn có nhiều nguy cơ mất nước do nhiệt vào mùa hè. Do vậy, quan trọng là cần duy trì nước cả ngày. Để sẵn một ít muối và đường bên cạnh và bổ sung chúng bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Chúng sẽ giúp duy trì cân bằng điện giải.
-
Tránh uống rượu và caffein
Tránh xa cà phê và rượu. Rượu và caffein đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt.
-
Ăn nhẹ
Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh đồ ăn vặt, thay vào đó là các bữa nhẹ hoa quả hoặc sa lát. Tránh ăn gia vị cay và ăn nhiều vì có thể gây trào ngược axít và dẫn tới khó tiêu.
-
Luôn che chắn khi ra ngoài trời
Nếu bạn phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, chiếc khăn sẽ là vị cứu tinh của bạn. Che đầu và khuôn mặt của bạn trong khi bạn đi du lịch. Nhưng đừng buộc nó quá chặt hoặc khiến cảm thấy ngộp thở. Đội mũ nếu bạn không thích khăn. Ngoài ra, bạn có thể che ô để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
-
Bôi kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Chọn loại có điểm số SPF phù hợp làn da bạn.
-
Đeo kính râm
Đôi mắt bạn bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt mùa hè. Viêm kết mạc, khô mắt là những bệnh mùa hè phổ biến. Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ khỏi tia UV.
Nguồn: Giáo dục tuyển sinh