Ho ở trẻ nhỏ là chứng bệnh phổ biến thường gặp. Nhất là ở những trẻ có sức đề kháng yếu, thời tiết thay đổi. Nhưng đôi khi ho nhẹ cũng là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm mà các gia đình cần để ý và tìm hướng giải quyết.
- Có các dạng rối loạn cảm giác do sự tổn thương não bộ nào?
- Tình trạng mất ngủ kinh niên có thể gây nên những biến chứng gì?
- Rượu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì với sức khỏe và sắc đẹp?
Những bệnh lý khi ho ở trẻ nhỏ
NHỮNG BỆNH LÝ NÀO KHIẾN TRẺ NHỎ BỊ HO?
Ho ở trẻ nhỏ là chứng bệnh phổ biến thường gặp. Nhất là ở những trẻ có sức đề kháng yếu, thời tiết thay đổi. Nhưng đôi khi ho nhẹ cũng là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm mà các gia đình cần để ý và tìm hướng giải quyết. Sau đây là cách trị ho ở trẻ em.
Theo các Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho mà biểu hiện thường khá giống nhau. Chính vì thế, cần xem xét kỹ và đưa đến cơ sở y tế nếu cần thiết để tránh để lại những biến chứng không đáng có ở trẻ nhỏ như sau:
Cảm lạnh:
Đây là nguyên nhân chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Do cơ thể trẻ ở bụng mẹ đã quen nên khi tiếp xúc với thời tiết bên ngoài dễ bị nhiễm virus qua đường hô hấp. Bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần
Biểu hiện của bệnh làm trẻ dễ ho kèm theo có đờm, dễ bị sặc nước bọt. Thở dốc và khỏ khè, chảy nước mũi và nước mắt. Sốt nhẹ ở 38 độ.
Cố gắng giữ ấm cho trẻ, giữ cho mũi bé được thông thoáng như sịt nước, thuốc hoặc hút bằng công cụ. Nếu trẻ trên 2 tuổi có thể sử dụng các loại thuốc chuyên dụng.
Cảm cúm:
Có biểu hiện thông thường là giọng ho khàn có kèm theo đờm. Người lờ đờ, mệt mỏi. Cổ họng đau rát kèm theo đau đầu. Bên cạnh đó sổ mũi và chóng mặt buồn nôn là biểu hiện của cảm cúm.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus. Để chữa nhanh và an toàn cần cho trẻ uống nhiều nước, cần giữ ấm và đủ thoáng. Nên tiêm phòng hằng năm để tránh lây nhiễm. Ăn các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C và cần đưa đến cơ sở y tế khi sốt trên 38 độ.
Trẻ có thể bị ho khi trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản:
Biểu hiện của bé là ho khàn hoặc khò khè đứt quảng. Ho có thể nhiều và lâu hơn khi trẻ nằm xuống. Ngoài ra còn kèm theo nóng ran cả người và trẻ có cảm giác buồn nôn.
Nguyên nhân chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn khá yếu. Khi ăn đồ lạ bụng, quá nóng quá lạnh hoặc cứng sẽ làm cho cơ giữa dạ dày và thực quản của trẻ khi yếu làm axit dạ dày bị trào ngược trở lại.
Để giảm tình trạng này, sau khi trẻ ăn không cho trẻ nằm, lật hay chơi ngay mà ngồi thẳng khoảng 30 phút sau khi ăn. Gối cao đầu, ăn nhẹ và tránh những đồ ăn chứa axit, tránh ăn uống trước đi ngủ khoảng 2 tiếng.
Viêm tiểu phế quản:
Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ thường ho có đờm kèm theo thở gấp và khá nhanh, ăn ít và không muốn ăn.
Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm virus thường xảy ra cuối mùa đông. Ở trường hợp nhẹ có thể giữ ấm và tăng cường đề kháng. Nặng kèm theo khó thở cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị bằng khí Oxygen.
Hen suyễn:
Bệnh này khá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Biểu hiện thông thường là những cơn ho dai dẳng kéo dài, khò khè. Hơi thở nhanh và gấp. Thường sẽ khó thở và thở khô khan khi ở điều kiện nhiệt độ thấp, lạnh, ẩm ướt .