Thấp khớp là căn bệnh tự miễn khá phổ biến, gây ra các triệu chứng đau nhức, khô khớp khiến bệnh nhân vận động khó khăn. Vậy để điều trị bệnh lý này có những phương pháp nào?
- Đâu là nguyên nhân dẫn tới chứng đầy bụng khó tiêu?
- Những nguyên nhân nào gây nên chứng đau nửa đầu bên trái?
- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Thấp khớp là căn bệnh nguy hiểm
Bệnh thấp khớp là gì?
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, bệnh thấp khớp là loại bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương, gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu một đầu gối hoặc bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối hoặc bàn tay còn lại cũng sẽ bị bệnh.
Bệnh này thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Những người mắc bệnh này có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và thỉnh thoảng bị sốt. Một số người bị thấp khớp dạng nhẹ hoặc trung bình, có lúc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và có lúc các triệu chứng đỡ hơn.
Những người khác bị thấp khớp dạng nặng có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc suốt đời. Dạng bệnh này có thể gây ra tổn thương khớp nghiêm trọng. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, mặc dù bệnh xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ. Bệnh thấp khớp thường bắt đầu ở độ tuổi trung niên và thường gặp nhất ở người già. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể mắc bệnh.
Nguyên nhân của bệnh thấp khớp là gì?
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh có thể do những nguyên nhân sau đây và có thể đi kèm với các bệnh như viêm khớp dạng thấp, gút, viêm mạch, lupus, xơ cứng bì, hội chứng Sjogren, viêm khớp nhiễm trùng:
Do thừa cân
Vì khớp gối là nơi chịu áp lực từ cơ thể nên khi bệnh nhân có tình trạng quá cân sẽ rất dễ mắc bệnh.
Do công việc
Bệnh nhân thường mang vác vật nặng, làm việc sai tư thế, thường xuyên tiếp xúc acetone, thuốc trừ sâu là những chất có thể dẫn đến tình trạng thấp khớp cao.
Do chế độ ăn uống
Do ăn uống thiếu nhiều kháng chất và vitamin, đặc biệt là thiếu canxi khiến xương trở nên yếu ớt.
Do độ tuổi
Người ở độ tuổi trung niên thường do tốc độ lão hóa nhanh, xương khớp cũng vì thế mà dễ mắc bệnh.
Do hút thuốc lá
Theo thống kê, người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh cao gấp 30% người thường.
Nhận diện những triệu chứng bệnh thấp khớp thường gặp
Bệnh nhân thấp khớp có thể cảm nhận rõ ảnh hưởng của bệnh thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Các khớp cứng và khô. Triệu chứng này nặng hơn vào buổi sáng, đặc biệt khi mới ngủ dậy và sau khi vận động, lao động. Trường hợp nặng cứng khớp có thể diễn ra suốt cả ngày khiến người bệnh mệt mỏi.
- Các khớp xương có thể sưng, cảm giác nóng, khớp yếu.
- Cơ thể mệt mỏi rã rời, người bệnh thường bị giảm cân, một số có thể sốt.
- Trường hợp không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách có thể xuất hiện biến dạng khớp.
Bệnh thấp khớp khi mới khởi phát thường tác động tới các khớp nhỏ trước như khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp bàn tay… Dần dần khi bệnh nặng hơn, ảnh hưởng của bệnh sẽ lan tới các khớp lớn như khuỷu tay, khớp vai, hông, khớp đầu gối, mắt cá chân…
Thấp khớp thường diễn tiến song song cả hai bên cơ thể. Không chỉ gây tác động xấu tới các khớp, căn bệnh này còn ảnh hưởng tới cả những cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, mô thần kinh, mắt, da…
Những phương pháp điều trị bệnh thấp khớp
Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng cho các bệnh nhân thấp khớp như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc tăng cường dinh dưỡng cho khớp.
Vật lý trị liệu
Để đảm bảo sức khỏe đời sống phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng song song với việc sử dụng thuốc. Phương pháp này sử dụng các bài tập, kết hợp massage xoa bóp và hỗ trợ của máy móc để giúp giảm đau khớp và tăng cường khả năng vận động của khớp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được sử dụng trong trường hợp có biến chứng nặng về xương khớp gây ra bởi bệnh thấp khớp. Đây thường là giải pháp cuối cùng khi các phương pháp khác cũng ko mang lại hiệu quả. Việc phẫu thuật tiêu tốn khá nhiều chi phí và luôn có tỉ lệ rủi ro nhất định.